Repeater & những Tip nhỏ giúp tối ưu hóa thiết bị

Thảo luận trong 'Câu Hỏi Thường Gặp - Xử Lý Sự Cố' bắt đầu bởi csc-vn, 20/11/18.

  1. csc-vn

    csc-vn Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/3/18
    Bài viết:
    1,199
    Đã được thích:
    123
    Repeater & những Tip nhỏ giúp tối ưu hóa thiết bị

    Thế giới ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng cao. Và công nghệ thông tin là điều không thể thiếu. Việc này đòi hỏi một kết nối không dây ổn định phục vụ cho nhu cầu mua sắm, công việc, học tập, giải trí của tất cả mọi người là điều tất yếu. Nhưng để đảm bảo được nhu cầu của tất cả mọi người thì chúng ta cần gì? Một thiết bị Modem của nhà mạng? Như vậy đã đủ hay chưa? Câu trả lời là chưa, nếu không gian nhà bạn lớn, nhiều tầng, nhiều phòng và lại muốn Wi-fi phủ sóng tới mọi ngóc ngách thì Modem của nhà mạng thôi chưa đủ.

    Vậy bạn cần gì? Thiết bị Router thay thế Modem nhà mạng với chi phí đắt đỏ. Không, chỉ cần một thiết bị Repeater là đủ. Vậy thiết bị Repeater là gì?

    Và hiện nay trên thị trường xuất hiện hai cụm từ “ thiết bị kích sóng” và “thiết bị mở rộng sóng” khi nói về thiết bị Repeater, vậy thiết bị Repeater là gì?

    Nói cho chính xác và đúng về bản chất thì thiết bị Repeater là một thiết bị mở rộng vùng phủ sóng không dây, khi bạn đặt thiết bị Repeater trong vùng phủ sóng tốt của modem chính nhà bạn thì thiết bị Repeater sẽ có nhiệm vụ bắt và phát lại sóng đem lại vùng phủ sóng xa hơn.
    [​IMG]
    Nhưng bạn có từng thắc mắc vì sao đã lắp đặt thiết bị Repeater rồi nhưng tình trạng sóng Wi-fi của bạn vẫn không được cải thiện? Trong lúc này bạn thường làm gì? Thiết bị không tốt, hư,… Điều này cũng có thể. Nhưng trước đó bạn đã thử tối ưu hóa mạng Wi-fi của nhà bạn chưa?

    Nếu chưa, bạn tham khảo một số mẹo để kiểm tra và cài đặt cho thiết bị Repeater hoạt động hiệu quả:

    1. Khởi động lại thiết bị Repeater

    Đây là cách đơn giản và cực kì hiệu quả. Vấn đề ở đây có thể là thiết bị của bạn đã hoạt động quá lâu, có dấu hiệu chập chờn hoặc không thể kết nối với modem chính.
    2. Vị trí đặt Repeater cũng vô cùng quan trọng
    [​IMG]
    Bạn nghĩ rằng đặt Repeater ở đâu cũng được, vấn đề này không quan trọng. Nhưng thật ra vị trí đặt thiết bị Repeater rất quan trọng. Thiết bị Repeater chỉ là thiết bị mở rộng vùng phủ sóng nên bạn phải đặt trong vùng phủ sóng tốt của modem chính. Hầu hết tầm phát sóng tốt và ổn định của modem nhà mạng là từ 7-10m hoặc bạn kiểm tra vị trí muốn đặt Repeater thì điện thoại của bạn bắt được 3 vạch sóng từ modem chính, dùng ổn định, thì bạn nên đặt trong phạm vi này, ít vật cản để thiết bị Repeater có thể thu và phát sóng lại tốt hơn.

    Để dễ hiểu hơn, khi đặt trong vùng phủ sóng tốt của modem chính thì thiết bị sẽ mở sộng vùng phủ sóng với tín hiệu tốt, dùng ổn định. Còn khi bạn đặt ngoài vùng phủ sóng tốt, hoặc tín hiệu chập chờn thì khi Repeater mở rộng lại sóng cũng chập chờn, không ổn định, đôi khi còn không nhận được tín hiệu modem chính. Vì thế khi sử dụng thiết bị Repeater thì bạn nên chú ý đến vị trí đặt để thiết bị hoạt động tốt.

    3. Đặt cố định channel (kênh) và channel width (độ rộng kênh) cho modem chính

    Hiện nay ở khu vực chúng ta sinh sống, đâu đâu cũng là sóng Wifi, trường hợp bị trùng, chồng chéo kênh là không thể tránh khỏi. Thông thường kênh truyền của modem nhà mạng sẽ để là auto (tự động), đồng thời kênh của thiết bị Repeater lại phụ thuộc vào kênh của modem được mở rộng. Điều đó có nghĩa là khi modem nhà mạng đổi kênh, thì thiết bị Repeater sẽ mất 1-2 phút để chuyển kênh theo modem chính, đôi khi sẽ không tự động chuyển gây ra tình trạng mất mạng. Vì thế việc đặt kênh truyền cố định cho modem chính cũng là điều cần thiết, giúp cho tín hiệu modem chính ổn định, tránh tình trạng trùng kênh và nhiễu tín hiệu với các Wi-fi xung quang.

    Việc đổi kênh cho modem chính có thể thực hiện dễ dàng trên chính trang quản lý của modem. Giao diện của mỗi Model Router sẽ khác nhau, tham khảo tài liệu đi kèm,… hoặc tìm mục Channel/ Channel Number (Kênh) trong phần Advanced Settings của phần cấu hình Wi-fi.
    [​IMG]
    Bạn có thể xác định kênh ít nhiễu dựa trên phần mềm Wifi Analyzer trên điện thoại Android hoặc inSSIDer trên Window.

    - Wifi Analyzer
    [​IMG]

    upload_2018-11-20_15-37-24.png

    Tại màn hình chính, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về các mạng không dây trong khu vực, cũng như những Channel được nhiều người sử dụng nhất. Bạn nên chọn kênh ít sóng wifi dùng nhất. Như ví dụ, bạn đặt kênh cho sóng wifi là 1, 13 là tốt nhất.

    - InSSIDer
    [​IMG]

    4. Điều chỉnh hướng ăng-ten

    Hướng anten của thiết bị Repeater cũng góp một phần giúp thiết bị có thể thu tín hiệu tốt hơn. Thông thường trên thị trường hiện nay thiết bị Repeater đều có 2 ăng-ten, bạn có thể điều chỉnh một ăng-ten hướng về modem chính để thu tín hiệu, còn ăng-ten còn lại ở hướng vuông góc là có thể thu và phát tín hiệu tốt.

    5. Kiểm tra các thiết bị không dây

    Như các bạn cũng đã biết sóng Wifi có thể bị nhiễu sóng bởi lò vi sóng, điện thoại không dây, thiết bị giám sát trẻ, thiết bị Bluetooth, đèn giáng sinh,.. có thể sử dụng tần số 2.4GHz. Mà thông thường đa số sóng Wifi hoạt động trên tần số 2.4GHz nên việc nhiễu sóng có thể xảy ra. Bạn nên đảm bảo rằng modem chính và thiết bị Repeater đặt xa các thiết bị nói trên.

    6. Nâng cấp phiên bản phần mềm cho thiết bị (Firmware)

    Nếu bạn đã thử hết các bước trên mà vẫn thấy mạng hay chập chờn, mất mạng thì có thể phiên bản phần mềm (Firmware) của thiết bị Repeater đã cũ, bạn thử liên hệ nhà cung cấp thiết bị Repeater để được hướng dẫn nâng cấp Firmware mới cho thiết bị hoặc truy cập trang chủ của hãng đó để kiểm tra Firmware mới nhất cho thiết bị của mình.

    Sau khi nâng cấp thành công Firmware cho thiết bị, bạn nên reset lại để thiết bị có thể nhận đầy đủ những tính năng mới của Firmware. Sau đó tiến hành cài đặt cho thiết bị Repeater.

    Ghi chú:

    · Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thiết bị Repeater chuẩn AC hoạt động trên 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz. Nếu đồng thời bạn sử dụng modem/Router Wifi chuẩn AC thì bạn nên mở rộng sóng từ sóng 5GHz, việc này giúp cho tín hiệu mở rộng có tốc độ cao hơn khi mở rộng từ sóng 2.4GHz và sẽ tránh việc nhiễu sóng.
    [​IMG]
    · Không nên sử dụng 2 thiết bị Repeater mở rộng sóng nối tiếp, vì khi mở rộng nối tiếp thì tín hiệu sẽ bị suy hao rất nhiều, thiết bị thứ 2 có thể không nhận được tín hiệu, hoặc chập chờn, không ổn định.
     
  2. btd987

    btd987 Member

    Tham gia ngày:
    5/1/18
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Ad tư vân giúp mh giữa 2 con n600r với con n300rh con nào làm repeater khỏe hơn hay tư vấn xem con nào làm repeater tốt nhất . còn so 2 con trên mh đang phân vân giữa 4 antenna 5db so với 2 antenna 11db cái nào mạnh hơn. Thank ad tư vấn giúp mh
     
  3. csc-vn

    csc-vn Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    14/3/18
    Bài viết:
    1,199
    Đã được thích:
    123
    Chào bạn, về thiết bị N600R và N300RH đề là thiết bị công suất cao, có bán kính phát sóng rộng. N300RH với anten 11dBi thì sẽ xuyên tường tốt hơn nên khả năng thu và phát tín hiệu cũng tốt hơn nếu trong môi trường nhiều vật cản. Nếu môi trường bạn dùng thoáng, ít vật cản thì tham khảo dùng N600R, nhiều vật cản thì tham khảo N300RH. Thông tin đến bạn nhé.